Phân của bé bình thường hay bất thường

Ngày đăng: 2020-06-22
905 lượt xem

Đối với những em bé sơ sinh, phân là kênh khá hữu hiệu để bố mẹ có thể dự đoán được tình trạng sức khoẻ của bé. Vì vậy, bố mẹ nên theo dõi tình trạng phân của con xem có những dấu hiệu báo động nào cần đi khám không nhé!

PHÂN KHỎE MẠNH
Vài ngày đầu sau sinh phân bé sẽ có màu đen, gọi là phân su, sau đó chuyển dần sang màu vàng. Nếu bé bú mẹ hoàn toàn, phân bé sẽ có màu vàng hoặc xanh nhạt, hoa cà hoa cải, có nhầy, ướt kiểu như kem, hơi chảy chảy. Nếu phân bé cảm giác xanh hơn thường ngày có thể là do bạn ăn một món gì đó lạ, nếu con không có thêm triệu chứng gì khác thì là hoàn toàn bình thường, bạn không cần lo lắng gì cả. Những bé uống sữa ngoài sẽ có phân nhuyễn như kiểu bơ và có màu nâu nâu, vàng nâu hoặc xanh nâu, mùi nặng hơn so với bé bú mẹ.

NHỮNG BẤT THƯỜNG VỀ PHÂN

PHÂN CÓ BỌT
Nếu phân bé có bọt và những hạt nhỏ màu vàng không đáng lo ngại, thường do bé bị bú quá nhiều sữa đầu và không bú đủ sữa sau giàu chất béo. Việc này có lẽ là do bé bú không đủ lâu ở mỗi bên ngực hoặc mẹ đổi ngực cho bé bú quá nhanh ở mỗi cữ bú. Để khắc phục, hãy cho bé bú ở bên ngực mà bạn đã cho bé bú lần trước và cho bé bú ít nhất 15 phút ở mỗi ngực trước khi chuyển sang ngực bên kia.

PHÂN MÀU XANH
Phân của bé có màu xanh là việc không bình thường nhưng không nghiêm trọng. Phân bé có thể có màu xanh do mất cân bằng sữa đầu/ sữa cuối: uống quá nhiều sữa đầu và ít sữa cuối, nhạy cảm với thức ăn nào đó mới của mẹ, dấu hiệu bị ốm, mọc răng hoặc do mẹ/ bé ăn quá nhiều rau, đồ ăn màu xanh. Hãy đưa bé đi khám nếu bạn thấy tình trạng không được cải thiện trong 1-2 ngày.

PHÂN MÀU XANH ĐẬM HOẶC ĐEN
Phân của bé có thể có màu xanh đậm hoặc gần như đen nếu như bé bổ sung thêm sắt. Việc này không quá bất thường, bạn có thể giảm hoặc tạm ngừng bổ sung sắt cho bé. Tuy nhiên, nếu phân bé màu sậm mà bé không bổ sung sắt, có thể là do máu đã được tiêu hóa, hãy đưa bé đi khám ngay.

PHÂN LỔN NHỔN THỨC ĂN
Thường khi bé mới bắt đầu ăn dặm, phân của bé sẽ lổn nhổn những mẩu nhỏ thức ăn. Việc này là hoàn toàn bình thường do hệ tiêu hóa của bé đang thích nghi với thức ăn ngoài sữa mẹ. Tuy nhiên nếu phân của bé liên tục có thức ăn lổn nhổn trong thời gian dài, bạn nên cho bé đi khám để kiểm tra đảm bảo ruột của bé hấp thụ thức ăn và chất dinh dưỡng đúng cách.

PHÂN CÓ CHẤT NHẦY
Chất nhầy trong phân của bé thường không phải là một vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên, thi thoảng nó có thể là dấu hiệu báo trước của nhiễm trùng hoặc dị ứng. Vì vậy, nếu bé đi phân nhầy và kèm theo triệu chứng khác (sốt, ho, sổ mũi…) hoặc đi phân nhầy trong hai ngày trở lên, bạn nên đưa bé đi kiểm tra bác sĩ.

PHÂN LẪN M.ÁU
Phân lẫn m/áu có thể là dấu hiệu của dị ứng protein sữa, có thể là do bị táo bón hoặc là dấu hiệu nhiễm khuẩn. Nếu chỉ có một chút m,áu nhỏ và phân của bé rắn, bạn có thể để theo dõi thêm lần đi ngoài tiếp theo phân bé có lẫn má,u không để xác định là do táo bón hay lí do khác. Nếu nghi ngờ không phải là do táo bón, hãy đưa bé đi khám.

PHÂN LẪN MÀU ĐEN
Phân bé đôi khi có thể lẫn màu đen do m,áu bị tiêu hóa, như những hạt đu đủ hoặc hạt mè đen. Phân lẫn màu đen có thể là do bé bú mẹ và nuốt máu từ núm v.ú của mẹ bị nứt hoặc có thể là do bé bị chảy m,áu đường ruột. Bạn cần theo dõi bé thêm và tìm ra nguyên nhân.

PHÂN MÀU TRẮNG
Phân màu trắng hoặc xám có thể là một dấu hiệu cho thấy em bé không tiêu hóa thức ăn đúng cách và gan của mình không sản xuất đủ mật nên hãy đưa bé đi khám ngay.