Biện pháp khắc phục khi trẻ bị táo bón?

Ngày đăng: 2018-01-30
1208 lượt xem

Táo bón không gây nguy hiểm đến tính mạng cho trẻ. Nhưng nếu cứ để tình trạng tiếp tục dai dẳng trong thời gian dài, nó sẽ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe khá nghiêm trọng của trẻ. Bởi vậy ngay từ khi trẻ chớm có các dấu hiệu bị táo bón, hãy tích cực áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà, xử lý táo bón ở trẻ.

Biện pháp tự nhiên giúp trẻ hết táo bón

Chế độ ăn uống

– Uống nhiều nước: trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn không cần uống nước nhưng nếu bé bị táo bón thì vẫn cho uống 100 – 200 ml nước mỗi ngày. Trẻ bắt đầu ăn dặm 6 – 12 tháng uống 200 – 300 ml nước mỗi ngày. Trẻ 1 – 3 tuổi uống 500 – 600 ml nước mỗi ngày. Trẻ 3 – 5 tuổi uống 1.000 ml nước mỗi ngày. Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1.500 – 2.000 ml nước mỗi ngày.

– Ăn nhiều rau xanh và quả chín: Chọn các loại rau quả có tính chất nhuận tràng: rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi. Cha mẹ nên tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau, quả chín từ nhỏ.

– Chọn loại sữa không gây táo bón: Có bổ sung thêm chất xơ, pha sữa với nước cháo loãng hoặc nước bột khoai lang nghiền (đối với trẻ nuôi sữa ngoài).

– Trẻ lớn: Không nên ăn các loại hoa quả có vị chát như ổi, hồng xiêm, bánh kẹo, nước uống có gas, cà phê…

– Điều trị táo bón cho mẹ: nếu mẹ bị táo bón khi nuôi con bú phải điều trị kịp thời, cách tốt nhất là điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ.

Chế độ vận động:

– Tăng cường vận động cơ thành bụng và cơ tròn hậu môn: Chạy nhảy nô đùa, tập thể dục, thể thao (trẻ lớn).

– Xoa bụng cho trẻ: Theo khung đại tràng từ phải qua trái ngày 3 – 4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa ăn (trẻ dưới một tuổi).

– Vệ sinh đại tiện: Tập cho trẻ đại tiện đúng giờ quy định, trẻ nhỏ thì xi ị hoặc cho trẻ ngồi bô vào một giờ nhất định trong ngày, đồng thời xoa bụng.

 

4 sai lầm khi chữa trị táo bón cho trẻ:

Xoa bụng trẻ quá mạnh
Massage giúp nhu động ruột của trẻ hoạt động tốt hơn và đẩy phân ra ngoài. Tuy nhiên, một số mẹ lại dùng lực quá mạnh để massage bụng và có thể gây tổn hại cho sức khỏe của trẻ.

Lạm dụng thuốc xổ
Trong 1 số trường hợp cấp bách, trẻ nhiều ngày không đi đại tiện được thì mẹ có thể sử dụng thuốc xổ để điều trị. Tuy nhiên, nhiều mẹ hễ con 2 ngày chưa đi đại tiện, ngay lập tức dùng thuốc xổ. Điều này sẽ khiến con bị phụ thuộc thuốc, không thể đi đại tiện tự nhiên. Chưa kể, uống thuốc xổ thường xuyên còn khiến con bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.

Cho trẻ uống nhiều sữa bột

Một số mẹ tin rằng, khi trẻ bị táo bón thì nên cho trẻ uống sữa bột để kích thích nhu động ruột. Nhưng thực tế thì sữa bột nhiều đường sẽ làm cho trẻ táo bón nặng hơn. Thay vì đó, các mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước lọc hoặc nước trái cây ít đường để làm mềm phân, trẻ sẽ dễ đi đại tiện hơn.

Cho trẻ ăn nhiều chất xơ

Nhiều mẹ cho biết, mặc dù cho trẻ ăn rất nhiều rau xanh, trái cây nhưng trẻ vẫn táo bón. Thực tế là do, ăn quá nhiều chất xơ khi đang bị táo bón làm hệ tiêu hóa bị quá tải, không tiêu hóa được và khiến tình trạng táo bón nặng hơn. Tốt nhất các mẹ nên phân bổ chất xơ cân đối với các loại thực phẩm khác trong ngày, mỗi bữa ăn nên ăn thêm 1 chén canh nhỏ, nhờ vậy trẻ sẽ hết táo bón.

Phải đưa trẻ đến bệnh viện khi:
-Táo bón kéo dài trên một tuần, thay đổi chế độ ăn và dùng biện pháp hỗ trợ không có tác dụng.

– Táo bón sau khi trẻ mới sinh, chướng bụng.

– Táo bón ảnh hưởng đến tiêu hóa: kém ăn, gầy sút, suy dinh dưỡng, kèm theo nôn.

– Thụt tháo là biện pháp cuối cùng nếu trên 3 ngày sau khi đã dùng mọi cách trên mà bé vẫn không đi ngoài được. Khi đó, cha mẹ dùng nước ấm hoặc dung dịch muối 0,9% bơm vào hậu môn 100 – 150ml.

Boom potty xin cảm ơn anh/chị đã quan tâm đến sản phẩm Boom Potty. Anh chị có thể 

* Inbox qua fanpage để được tư vấn thêm : https://www.facebook.com/boruaditboompotty

* Hoặc xem sản phẩm tại đây:  http://boompotty.com/san-pham-bp/bo-boom-potty