Nguyên nhân táo bón ở trẻ nhỏ

Ngày đăng: 2018-01-04
2456 lượt xem

Táo bón là một trong những vấn đề rối loạn tiêu hóa nổi trội. Khi mắc phải tình trạng này, con thường có biểu hiện chướng bụng, khó tiêu. Tần suất đi vệ sinh giảm hẳn, có thể 2 – 3 ngày đi 1 lần. Phân cứng, vón cục, thậm chí kèm theo máu. Vì thế, khi đi vệ sinh, con thường ngồi bô rất lâu, khóc thét hoặc ôm bụng đau.  Các mẹ cần phải lưu ý các biểu hiện này để sớm phát hiện, tìm ra nguyên nhân và khắc phục càng nhanh càng tốt.

Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến táo bón ở trẻ

– Tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa do các dị tật bẩm sinh như phình to đại tràng, bệnh suy giáp trạng. Khi mắc bệnh, trẻ thường bị táo bón rất sớm, từ ngay sau khi sinh. Điều này hiếm gặp, thường chỉ chiếm 5% trong số các trường hợp táo bón.

– Nguyên nhân cơ năng: Hệ tiêu hóa của trẻ chưa thực sự hoàn thiện, đồng thời do sai lầm trong chế độ ăn uống như uống ít nước dẫn đến thiếu nước, ăn quá nhiều chất đạm, ít chất xơ (ăn ít rau xanh, quả chín), pha sữa quá đặc, ăn chưa đủ về số lượng hằng ngày hay do bé căng thẳng, lười vận động, lười tập thể dục.

Một số những nguyên nhân khác như trẻ bị nứt hậu môn, trĩ, gây co thắt hậu môn. Trẻ lớn có thói quen nhịn đại tiện do sợ bẩn hoặc ngại đi đại tiện.

                                                                        Chỉ 5% trẻ bị táo bón là do dị tật bẩm sinh

Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến tình trạng táo bón ở trẻ

  • Dinh dưỡng: không uống đủ nước hay ăn đủ thực phẩm giàu chất xơ, khiến phân khô và cứng, khó tống ra ngoài.
  • Nhịn tiêu: đôi khi trẻ có thể nhịn tiêu quá lâu vì ngại sử dụng nhà vệ sinh công cộng, hay vì nhà vệ sinh không sạch sẽ, hoặc trẻ còn mải mê chơi và không muốn ngừng trò chơi của mình.Trẻ nín đi ngoài bằng cách thít chặt các cơ quanh hậu môn, phớt lờ cơn mót đại tiện. Phân tích tụ trong ruột ngày càng nhiều và trở nên cứng hơn, rất khó tống ra ngoài.
  • Thay đổi nhịp điệu hàng ngày: sự thay đổi nhịp điệu sinh hoạt, chẳng hạn một chuyến đi xa, việc chuyển nhà, đổi trường hay thay đổi loại sữa công thức đang dùng có thể ảnh hưởng tới nhịp điệu đi tiêu tự nhiên của trẻ, dẫn tới táo bón.
  • Vận động ít: hoạt động thể lực ít có thể khiến ruột của trẻ trở nên chậm chạp, lười biếng hơn, dẫn tới táo bón.
  • Táo bón trong gia đình: nếu các thành viên khác trong gia đình cũng bị táo bón, điều này có thể làm tăng nguy cơ táo bón của trẻ.
  • Sử dụng thuốc : một số thuốc có thể dẫn tới táo bón, ví dụ như codein, một số thuốc ho, thuốc chống co giật, thuốc kháng histamin chống dị ứng.

Một vài nguyên nhân mẹ có thể không nghĩ tới

Một – Cho con ăn quá nhiều hoa quả.

Dẫu biết hoa quả là tốt cho con, bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể chắc khỏe và tránh được táo bón. Thế nhưng, điều này sẽ phản tác dụng nếu bạn cho con ăn quá nhiều táo, chuối chín, ổi hay các loại ngũ tốc bánh mì, khoai tây. Vì thế, mẹ hãy lưu ý cho con ăn vừa đủ để đảm bảo sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa cho con nhé.

Hai – Cho con ăn dặm

Trong 6 tháng đầu đời trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Khi chuyển sang thời kì ăn dặm, con dễ bị táo bón hơn bởi dạ dày của con vốn đã quen với việc xử trý thức ăn mềm, lỏng từ sữa, dễ tiêu. Chính vì thế, khi chuyển sang ăn dặm, dạ dày của con phải tiêu hóa những thức ăn lớn hơn. Nếu không tiêu hóa hết sẽ gây ứ đọng trọng ruột già, dẫn tới táo bón.

Khi chuyển sang ăn dặm, trẻ dễ bị táo bón

Ba – Thay đổi từ bú sữa sang bú bình cho con

Rất nhiều trẻ bị táo bón khi không được bú sữa mẹ mà dùng sữa bò, sữa công thức. Lúc này, người mẹ cần lựa chọn loại sữa phù hợp cho con, vì hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh rất non nớt. Ngoài ra, cũng có thể do thành phần sữa có chất gây táo bón cho trẻ, tùy vào cơ địa của mỗi bé.

 

Để phòng tránh và cải thiện tình trạng táo bón của con nhanh chóng, các mẹ cần phải thay đổi các thói quen sai lầm bên trên.

  • Nên cho con uống nhiều nước và uống 30 – 60 ml nước ép hoa quả mỗi ngày (nước ép cam, táo..) để phân lỏng và dễ tiêu hơn.
  • Nếu trong quá trình ăn dặm, mẹ có thể bổ sung thêm nhiều chất xơ từ rau bina, đào, lê, mận, đậu hà lan vào bữa ăn hàng ngày để “đầu ra” được ra dễ dàng hơn nhé.
  • Đặc biệt, nếu táo bón đến từ sự mất cân bằng trong hệ vi sinh đường ruột, mẹ có thể sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị táo bón như men vi sinh,…
  • Sử dụng bô thông minh kết hợp nhiều tính năng của Boompotty cũng là một cách hỗ trợ mẹ ngăn chặn táo bón ở trẻ. Bé ngồi đúng tư thế, dễ đi nặng hơn, mẹ cũng dễ dàng hơn khi vệ sinh cho bé sau khi đi nặng.  

Mẹ tìm hiểu cách khắc phục táo bón cho con kĩ càng hơn ở đây nhé![:]