Tránh cho con khỏi bị hăm da

Ngày đăng: 2018-01-04
3403 lượt xem

Làn da mỏng manh và non nớt của bé cần được bảo vệ mà chứng hăm do đóng tã bỉm nhiều ở bé lại rất phổ biến (50% trẻ 4-15 tháng bị ít nhất một lần trong chu kỳ 2 tháng). Tuy nhiên, các mẹ đừng quá lo lắng. Có thể tránh cho con khỏi bị hăm bằng một vài phương pháp đơn giản sau đây:

Phòng ngừa là tốt nhất

  • Để tránh bị hăm, cần thường xuyên thay tã (bỉm) cho bé. Ngay cả những loại tã (bỉm) tốt nhất cũng cần được thay để bảo vệ cho làn da của bé, nhất là sau khi trẻ đi vệ sinh.
  • Chọn loại tã (bỉm) có khả năng thấm hút tốt, giữ da của bé luôn khô thoáng.
Tranh-cho-con-khoi-bi-ham-da
                                                                                 Tránh cho con khỏi bị hăm da

Khi bé đã bị hăm da

  • Mẹ hãy hạn chế đóng bỉm cho bé đến mức tối đa. Nên chọn cho bé tã lót, quần bằng vải sợ cotton, đảm bảo sự thông thoáng. Kích cỡ của tã lót và bỉm không quá chật, tránh làm cọ xát khiến da bé bị xước và bị hăm.
  • Sau khi bé đi vệ sinh, dùng nước ấm rửa sạch cho bé rồi thấm khô bằng khăn bông rồi mới thay tã mới. Điều quan trọng nhất là phải lau khô rồi mới đóng bỉm tiếp. Và tốt nhất là sau khi rửa cho trẻ, nên để khoảng 10, 15 phút sau cho vùng da của trẻ đã khô mới đóng bỉm khác. Và thay bỉm thường xuyên cho trẻ, nhất là khi thấy trẻ vừa đi vệ sinh xong thì cần thay ngay. Tránh tình trạng để lâu khiến vừa mất vệ sinh, lại dễ sinh vi khuẩn và vùng kín của trẻ bị ẩm ướt lâu, dễ bị hăm tã.
  • Sử dụng các loại kem chống hăm, bôi nhẹ nhàng lên vùng da hăm trước khi mặc tã mới. Mẹ có thể dùng phấn rôm trẻ em bôi vào vùng bẹn và mông cho trẻ. Phấn rôm trẻ em không gây kích ứng da lại khô thoáng nữa.

Lưu ý: Không dùng các loại khăn ướt dùng một lần, vì chất cồn và hương liệu trong khăn có thể gây kích ứng da bé.

                                                                            Tránh cho con khỏi bị hăm

Trẻ bị hăm nhiều và lan rộng

Mẹ có thể áp dụng một thêm một vài mẹo sau để trẻ nhanh khỏi:

– Dùng lá chè xanh hoặc nụ vối hay nước lá trầu không rửa sạch, rồi đun sôi lên. Sau đó để nước nguội bớt, khi nước còn hơi ấm, dùng để rửa vùng da hăm cho bé. Người lớn mà bị ngứa vùng kín dùng cách này cũng đỡ hơn. Lá chè xanh, lá trầu không rất lành lại dễ kiếm.

– Dùng lá ổi, tốt nhất là búp ổi rửa sạch, đun lên và lấy nước rửa.

Cần đưa bé tới gặp bác sĩ nếu:

  • Vết hăm trở nghiêm trọng hơn. Da bị xây xát, phồng rộp hoặc chảy máu.
  • Vết hăm có vẻ khác thường.
  • Vết hăm vẫn không dịu đi ngay cả khi được chăm sóc đặc biệt.

 

Mẹ thấy đấy, các phương pháp trên đều rất đơn giản. Chủ yếu là về vấn đề vệ sinh cho con, giữ da con luôn khô thoáng. Mẹ có thể tìm hiểu một sản phẩm mới của BoomPotty, giúp mẹ dễ dàng hơn trong việc vệ sinh cho con tại đây.

[:]