Cùng con chiến đấu với khủng hoảng tuổi lên 3

Ngày đăng: 2020-01-09
1312 lượt xem

 Khi con đạt đến cột mốc 3 tuổi, ba mẹ  đừng quá ngạc nhiên nếu con dần trở nên dễ cáu bẳn và không hài lòng với tất cả mọi thứ. Nếu như vậy thì rất có thể con đang bước vào thời kỳ khủng hoảng tuổi lên 3 rồi đấy.

Khủng hoảng tuổi lên 3 là gì?

Cuộc đời mỗi người trải qua 8 giai đoạn riêng biệt. Mỗi giai đoạn sẽ có một khủng hoảng tâm lý đặc trưng. Nó chỉ xảy ra trong vài tháng. Cường độ và mức độ ảnh hưởng của mỗi cuộc khủng hoảng là khác nhau ở mỗi người. Đây là một hiện tượng tự nhiên và bất kì ai cũng phải trải qua.

Khi một đứa trẻ lên 3 tuổi, trẻ đã nhận thức được mình là  cá nhân độc lập và cố gắng khẳng định tính độc lập, tự chủ đó của mình.Trẻ biết được mình có nhiều khả năng, mong muốn được làm nhiều thứ  nhưng lại bị kiểm soát quá mức bởi người lớn. Kết quả là có những phản ứng tiêu cực.

Biểu hiện của khủng hoảng tuổi lên 3

Theo nhà tâm lý học người Nga, ông Lev Vygotsky đã đưa ra 7 biểu hiện cơ bản nhất ở trẻ em khi bước vào cuộc khủng hoảng tuổi lên 3 :

  • Chủ nghĩa tiêu cực : Phản ứng tiêu cực với tất cả mọi thứ.
  • Sự bướng bỉnh : Khăng khăng làm theo ý mình, đòi hỏi thứ gì đó. Chưa chắc đó là điều bé thực muốn mà chỉ vì đã đưa ra yêu cầu, tức là “đâm lao theo lao”.
  • Sự ngoan cố : Phản kháng, chống lại các nội quy, các chuẩn mực của gia đình.
  • Sự tự tiện : Tự ý hoặc tự mình làm một việc gì đó.
  • Bạo động : Nói chuyện hỗn hào hoặc dùng bạo lực (phá đồ đạc, đánh lại bố mẹ,…).
  • Khấu hao : Những thứ, những người mà trẻ đã từng yêu quý giờ lại trở nên vô giá trị trong mắt trẻ.
  • Chuyên quyền : Bắt bố mẹ phải làm những thứ mà bé yêu cầu.

Nguyên nhân trẻ khủng hoảng tuổi lên 3

  • Trẻ lên 3 bắt đầu sự ý thức được các khả năng của mình. Sự phát triển khéo léo của các cơ ngón tay, phát cảm ngôn ngữ, khả năng diễn đạt mong muốn thông thường. Tri thức về thế giới xung quanh của trẻ  tích lũy dần. Một số kỹ năng vận động, khả năng tự phục vụ mình nâng cao …
  • Trẻ hay so sánh mình với người lớn, muốn được làm mọi việc như người lớn. Tuy nhiên, với khả năng của mình, các bé chưa thể tự làm được mọi việc, bị bố mẹ ngăn cấm nên nảy sinh xung đột.
  • Do khả năng ngôn ngữ chưa phát triển hoàn thiện, trẻ chưa biết cách diễn đạt trọn vẹn mong muốn với người lớn. Và chính điều này gây ức chế, làm các bé dễ cáu bẳn và nổi khùng.

Một số cách đối phó với khủng hoảng tuổi lên 3 cha mẹ nên thử

1. Trẻ có những thái độ như bướng bỉnh, chuyện quyền,.. tranh giành, đánh bạn.

Người lớn không nên quát mắng, cấm trẻ chơi hay giật đồ  từ tay trẻ. Hãy giải thích những điều phải trái. Đâu là của mình, đâu là của bạn, hành động nào là sai,  là đúng để trẻ hiểu. Tránh thái độ tiêu cực cho rằng bé tham lam, hư đốn, không ngoan.

2. Nếu trẻ ăn vạ

Ba mẹ nên lờ đi chỗ khác, đánh lạc hướng trẻ bằng cách thu hút trẻ tham gia các hoạt động khác. Khi cần xử phạt thì không nên đánh, mắng vì  sẽ làm cho cả cha mẹ và trẻ đều cảm thấy bị ức chế. Có thể, lần sau trẻ sẽ lặp lại những hành vi chống đối như thế.

Nếu trẻ có ý muốn thỏa đáng thì người lớn nên đồng tình và cho trẻ thực hiện. Ngược lại, khi trẻ có những đòi hỏi quá quắt,  cần tỏ thái độ thái độ nghiêm khắc  tuyệt đối không chiều theo ý trẻ. Trước đó phải giải thích cho trẻ hiểu lý do vì sao người lớn không chấp nhận ý muốn của trẻ. Điều này tránh việc trẻ chống đối lại người lớn.

 3.Trẻ bắt đầu xuất hiện sự tự ý thức

Người lớn nên dành thời gian trò chuyện với trẻ để hiểu mong muốn, khuyên bảo nhẹ nhàng, khéo léo và cũng là để trẻ hiểu hơn về thế giới xung quanh.

4.Người lớn cần tạo cho trẻ cơ hội để trẻ tự phục vụ.

Hãy hình thành tính độc lập tích cực cho trẻ bằng việc cho trẻ tự chăm sóc bản thân và tin tưởng vào khả năng đó. Đồng thời cũng phải quan tâm hướng dẫn trẻ kịp thời để tránh hình thành những thói quen xấu.

Khuyến khích trẻ làm theo những yêu cầu của mình thay vì áp đặt.  Cần giải thích cho trẻ hiểu vì sao phải như vậy và bày tỏ thái độ  tôn trọng những việc làm và khả năng của trẻ.

5.Người lớn hãy tạo một môi trường đồ chơi và vui chơi thoải mái cho bé

Ngoài việc chơi đóng vai thì có thể cho trẻ theo học các hoạt động năng khiếu vẽ, đàn, thể thao…

Ba mẹ cùng theo dõi những bài viết về sức khỏe trên website của Boom Potty để nuôi con theo đúng chuẩn khoa học nhé.

Liên hệ mua bô Boom Potty :

Website:https://boompotty.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/boruaditboompotty/

Hotline:  0912.052.866