Làm sao để bé chịu ngồi bô? Bé chưa biết ngồi bô thì phải làm thế nào?

Ngày đăng: 2019-09-20
2493 lượt xem

Không có “tuổi đúng” nào để bắt đầu tập đi vệ sinh vì mỗi trẻ đều khác nhau.

Chỉ có thể tập cho bé ngồi bô khi trẻ chập chững biết đi có thể kiểm soát các cơ ở mông và bàng quang của mình. Các cơ này trưởng thành từ 18 đến 36 tháng, vì vậy ba mẹ nên khuyến khích con bắt đầu tập đi vệ sinh sau khi bé được ít nhất hai tuổi.

Việc tập ngồi bô cho bé dễ hay khó đa phần phụ thuộc vào việc có đúng thời điểm hay không. Nếu các bước hướng dẫn sai, bé sẽ thấy khó chịu và dần dần sợ việc ngồi bô hơn.

Khi con bạn đã sẵn sàng để bắt đầu luyện tập ngồi bô, bạn sẽ cần một phương pháp hợp lý để con thích nghi với điều này. Dưới đây là những cách mà bạn có thể tham khảo:

Phương pháp dạy trẻ ngồi bô ba mẹ nên biết

1. Chuẩn bi tâm lý cho bé .

Để dạy bé ngồi bô, giai đoạn chuẩn bị tâm lý cho bé là vô cùng quan trọng. Ba mẹ nên kiên nhẫn và tìm hiểu xem bé thực sự muốn như thế nào? Các chuyên gia gợi ý, khoảng 18 tháng tuổi, cha mẹ có thể bắt đầu dạy cho con tự ngồi bô. Tuy nhiên, ba mẹ cũng không nên quá sốt ruột và hối thúc quá trình này của các con. Có thể bé sẽ gặp một vài khó khăn nho nhỏ trong thời gian đầu, nhưng đừng vì thế mà ba mẹ thất vọng hay cáu kỉnh. Hãy kiên nhẫn cùng con hoàn thành khóa học mẹ nhé.

Phương pháp dạy bé ngồi bô ba mẹ nên biết

2. Độ tuổi cho bé làm quen với bô.

Khoảng thời gian tốt nhất để cha mẹ tập cho bé thói quen sinh hoạt hàng ngày và kỹ năng sống cơ bản là khi bé từ 1 – 3 tuổi. Việc tập ngồi bô cho bé dễ hay khó đa phần phụ thuộc vào việc có đúng thời điểm hay không.Tuy nhiên, nhiều khi chúng ta đã không khai thác hết hoặc bỏ lỡ thời gian quan trọng này. Nếu các bước hướng dẫn sai, bé sẽ thấy khó chịu và dần dần sợ việc ngồi bô hơn.

Phương pháp dạy con ngồi bô ba mẹ nên biết

Tuy nhiên, ba mẹ không nên áp đặt hay lấy thước đo về số tuổi để bắt buộc trẻ phải ngồi bô. Đừng vội nghỉ rằng trẻ từ 18 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi là độ tuổi thích hợp để đào tạo cho bé ngồi bô, trên thực tế con bạn càng lớn tuổi thì việc tập cho bé ngồi bô càng dễ dàng thích nghi và nhanh chóng đi vào nề nếp.

3. Chọn bô phù hợp với bé

Hãy dẫn trẻ đến siêu thị hay những cửa hàng dành riêng cho mẹ và bé, cùng chọn mua một số quần mới và một cái “bô” mới. Ngày nay, đồ dùng cho trẻ em ngày càng được hiện đại hóa với nhiều màu sắc, hình dáng phong phú thu hút tầm nhìn của trẻ. Thậm chí “bô” mới dành cho trẻ cũng có hình dạng là một chiếc ghế nhựa xinh xắn loại cao vừa hay ghế ngồi thấp. Nếu trẻ yêu thích loại “ghế bô” nào, trẻ sẽ nhanh chóng thích nghi và quen dần với việc phải ngồi bô trên chiếc ghế đó.

Phương pháp dạy bé ngồi bô ba mẹ nên biết

4. Giải quyết khi con không hợp tác.

Nhiều ba mẹ tâm sự: “Bé nhà mình sợ phải ngồi bô đến mức… thôi không chịu đi vệ sinh nữa” . Bé không thích thú với việc sử dụng bô nhưng lại chưa có khả năng giải thích các các vấn đề khi ba mẹ cho bé ngồi bô, do đó, các con sẽ tập trung vào việc chống lại mọi nỗ lực của bạn khi tập cho bé ngồi bô. Những nguyên nhân bé sợ đi bô có thể do những yếu tố như :

– Bé bối rối khi làm quen với quá trình tập ngồi bô hoặc bối rối về những điều mà bạn mong đợi ở bé.

– Bé tò mò muốn khám phá xem điều gì sẽ xảy ra khi bé chống đối lại bạn.

– Bé lo lắng và sợ hãi khi tiểu hoặc đại tiện, hoặc bé sợ bô.

– Trong thời gian này, bé cảm thấy bối rối, khó đáp ứng được mong đợi của bạn về việc độc lập và điều khiển được bản thân khi bé đi tiểu và đại tiện.

– Bé chịu quá nhiều áp lực trong khi tập ngồi bô.

– Cách bạn cho bé tiếp cận với bô không phù hợp với tính cách hoặc lối sống của bé.

– Bé sợ ngồi bô có thể do bé bị nhiễm trùng hậu môn hoặc táo bón. Đó cũng là nguyên nhân khiến bé sợ ngồi bô.

Hiểu được các nguyên nhân khiến bé không chịu ngồi bô, ba mẹ có thể có một số cách tiếp cận khác, hoặc không nên ép con ngồi bô quá sớm hoặc khi bé chưa hoàn toàn sẵn sàng, mẹ cần yên tâm rằng sớm muộn gì rồi con cũng sẽ biết ngồi bô.

Phương pháp dạy bé ngồi bô ba mẹ nên biết

5. Tips để con làm quen với bô.

Để sẵn bô trong phòng tắm trong một vài tháng trước khi bắt đầu tập luyện chính thức có thể tạo cho trẻ cơ hội làm quen với việc ngồi bô và đôi khi thậm chí sử dụng bô. Ngoài việc phát triển và kiểm soát cơ cần thiết, các dấu hiệu khác có thể cho biết bé sẵn sàng bắt đầu bao gồm:

  • Bé có khả năng ngồi xuống bô và đứng lên dễ dàng
  • Bé có khả năng nói cho bạn biết khi nào bé có nhu cầu đi

Bạn sẽ cần thường xuyên nhắc nhở bé rằng bé có thể muốn sử dụng bô. Đừng cho trẻ ngồi vào bô trừ khi trẻ nói muốn; nếu không trẻ sẽ không hợp tác. Khen ngợi những nỗ lực và thành công của trẻ, và, nếu xảy ra tai nạn, nhẹ nhàng nhắc trẻ rằng đây là tác dụng của bô, thay đồ cho trẻ và không làm ầm ĩ. Phản ứng tiêu cực có thể khiến trẻ bực bội.

Phương pháp dạy bé ngồi bô ba mẹ nên biết

6. Nhất quán trong việc ngồi bô của bé.

Khuyến khích bé nên ngồi bô ít nhất 1 lần trong ngày có thể là sau khi ăn sáng, trước khi tắm, trước khi đi ngủ hoặc bất cứ khi nào trẻ có cảm giác muốn đi vệ sinh.

Phương pháp dạy bé ngồi bô ba mẹ cần biết

7.Lời khuyên

Nếu trẻ vẫn chưa muốn ngồi bô mặc dù mọi yếu tố đã được sẵn sàng, cha mẹ không nên ép buộc trẻ hay tạo áp lực. Đừng để trẻ tỏ ra sợ hãi khi phải ngồi trên bô, sau vài tuần bạn có thể nhắc lại và khuyến khích trẻ ngồi lại trên bô.

Thật may mắn nếu bé con nhà bạn lại tỏ ra thích thú và quan tâm đến vấn đề này. Hãy hướng dẫn cụ thể cho trẻ hiểu rằng phải cởi quần trước khi ngồi xuống để đi vệ sinh cùng các bước hướng dẫn cơ bản khác.

Nếu bé lờ tịt đi việc ngồi bô, bố mẹ dỗ dành kiểu gì bé cũng chẳng quan tâm… đây là tình hình chung mà nhiều gia đình gặp phải.

Tức giận, mắng mỏ hay trừng phạt bé đều không làm cho quá trình này tốt đẹp hơn và diễn ra như mong muốn. Đứng trước những thái độ không hợp tác của con, nhiều bậc phụ huynh vẫn ép bé bắt buộc phải “ị” bô, tất nhiên điều này khiến bé sợ hãi khi nghĩ đến cái bồn cầu và bạn chắc chắn sẽ gặp thất bại tràn trề vì sự không hợp tác của bé.

Phương pháp dạy bé ngồi bô ba mẹ nên biết

Ba mẹ đừng nên khiến bé có suy nghĩ rằng chuyện ngồi bô là một cuộc cách mạng, một sự kiện quan trọng trong cuộc sống. Vì bất kỳ sự thay đổi lớn nào đều có thể khiến bé khó chịu và tạo nên sự không hợp tác trong hành vi của bé. Để bé dần chấp nhận, ba mẹ nên để bé từ từ làm quen và thích nghi với việc ngồi bô khi đi vệ sinh ba mẹ nhé.

Xem thêm những bài viết khác

Người do thái nuôi con thông mình cả thế giới đều phải học. 

Review bô vệ sinh Boom Potty của các mẹ bỉm sữa

Mô bô vệ sinh Boom Potty ở đâu thì gần nhất