Nguyên nhân và giải pháp khi trẻ khóc đêm

Ngày đăng: 2020-01-14
1676 lượt xem

Nỗi kinh hoàng đối với những gia đình có con nhỏ là việc trẻ khóc đêm. Điều này làm cho giấc ngủ của trẻ và bố mẹ bị ảnh hưởng, gây  mệt mỏi cho cả hai. Khóc đêm kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả nhà.

Nguyên nhân trẻ khóc đêm

1. Trẻ em khóc đêm do chưa hình thành chu kỳ ngủ

 Hầu hết trẻ sơ sinh ngủ khoảng 8-9h vào ban ngày và 8h nữa vào ban đêm,dù tất cả không phải cùng một lúc. Em bé có thể sẽ không ngủ suốt đêm cho đến khi em bé được ít nhất 3 tháng tuổi. Một số em bé không ngủ suốt đêm cho đến 6 tháng tuổi trở lên. Khóc chính là cách của em bé gửi tin nhắn đến cho cha mẹ.

2. Trẻ khóc đêm do đang đói

Trẻ sơ sinh cần ăn mỗi vài giờ vì dạ dày của em bé rất nhỏ. Từ khi trẻ sinh ra đến 2 tháng tuổi, hầu hết  đều thức giấc 2 lần mỗi đêm để bú. Từ 2-4 tháng tuổi, hầu hết  đều cần bú 1 cữ vào giữa đêm. Đến 4 tháng tuổi, trẻ ngủ nhiều hơn 7 tiếng và bú bình đều mà không cần cho bú. Hầu hết những trẻ từ 5 tháng tuổi bú mẹ ngủ liền  khoảng 7 tiếng vào ban đêm. Thông thường ở  tuổi này bé không cần thêm năng lượng vào ban đêm.

3.  Khóc đêm do tiêu hóa không tốt

Có thể do mẹ cho em bé ăn hay bú quá sức, hay trẻ đang bị bệnh phải uống thuốc làm khả năng tiêu hóa thức ăn của em bé kém, gây chướng bụng, đầy hơi. Điều này làm cho cơ hoành đội lên, bé càng khó thở không ngủ được. Lúc này  mẹ cần để ý đến bụng của trẻ có bị phình to không, hay thường đánh rắm mà vẫn không đi đại tiện được hay không. Nếu cần thiết phải đưa em bé đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn dùng thuốc hỗ trợ tiêu hóa.

4.  Quấy khóc do tiểu dầm

Trẻ sẽ không có giấc ngủ ngon khi tã lót ướt sũng vì tiểu. Lúc này em bé sẽ lăn qua lăn lại, quấy khóc,… để “báo hiệu” cho mẹ. Do đó, cần thay tã cho em bé kịp thời để tránh chotrẻ em khóc đêm. Trước khi đi ngủ khoảng 30 phút không nên cho em bé uống quá nhiều nước. Nếu không sau khi đi ngủ khoảng từ nửa tiếng đến 2 tiếng sau em bé sẽ đi tiểu từ 3 đến 4 lần.

5.  Trẻ em khóc đêm liên quan đến dị ứng

Nếu không liên quan đến đói, hay những vấn đề khác, nguyên nhân rất có thể là do dị ứng protein sữa bò. Đau bụng do dị ứng protein sữa bò có xu hướng theo 3 kiểu:

  • Khóc hơn ba giờ mỗi ngày (thường là vào buổi tối)
  • Trong hơn ba ngày mỗi tuần và trong hơn ba tuần. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ  để xác định xem có phải là  dị ứng protein sữa bò hay không.

Ngoài ra, những tác nhân khác gây dị ứng có thể làm đường hô hấp của em bé bị kích ứng dẫn đến trẻ hay khóc đêm. Chúng có nguồn gốc từ khói thuốc, phấn rôm, mùi nước sơn, mùi hương khói, thuốc xịt côn trùng,…

Cần phải đảm bảo phòng ngủ của em bé được thoáng mát, không khí lưu thông ra bên ngoài. Hạn chế tối đa các tác nhân gây kích ứng, giữ phòng ngủ sạch sẽ , không khí  trong lành.

6.  Trẻ hay khóc đêm do bị bệnh

Những em bé vừa mới sinh ra chưa lâu, khi bú mẹ thường bị nghẹt mũi. Hoặc khi bị cảm thì trong xoang mũi có nhiều vảy mũi, làm em bé khó thở bằng mũi. Khi đó, em bé phải dùng miệng để thở. Không khí khô từ bên ngoài tác động vào cổ họng, làm khô họng, dẫn đến ho khan khó chịu. Lúc này, mẹ nên dùng thuốc rửa mũi sinh lý để làm sạch mũi cho em bé. Từ đó em bé mới dễ dàng hít thở, và tiếp tục có giấc ngủ ngon.

Ngoài ra, em bé bị cảm dễ thức đêm quấy khóc do đường hô hấp của em bé gặp khó khăn. Các bà mẹ cần áp dụng các biện pháp:

  • Hạ sốt an toàn như chườm ấm,…
  • Đưa trẻ đến các cơ sở y tế kịp thời rút ngắn thời gian của bệnh, giảm nhẹ  triệu chứng,… tránh  sốt quá cao gây co giật nguy hiểm.
  • Dùng thuốc nhỏ mũi chống nghẹt theo sự chỉ định của bác sĩ.

7.  Khóc đêm do tiếng ồn và nhiệt độ trong phòng ngủ

Có thể là do tiếng ồn hay âm thanh bất ngờ phát ra  đánh thức làm trẻ bị giật mình và quấy khóc. Vì thế bố mẹ nên cố gắng giữ cho phòng ngủ của em bé được yên tĩnh. Khi  chọn phòng ngủ cho em bé cần chọn vị trí yên tĩnh.

Nhiệt độ phòng quá nóng hay quá lạnh cũng  ảnh hưởng đến giấc ngủ của em bé. Điều chỉnh nhiệt độ trong phòng của bé sao cho phù hợp với từng mùa. Sử dụng nhiệt kế phòng để theo dõi nhiệt độ. Không nên mặc quá nhiều áo cho em bé. Theo nguyên tắc chung, em bé cần mặc thêm một lớp quần áo để được thoải mái. Sử dụng chăn di động sẽ tiện lợi hơn.

8.  Khóc đêm do hoạt động quá mức

Hệ thống thần kinh của trẻ đang phát triển và chưa hoàn thiện, khả năng ức chế còn kém. Ban ngày em bé có những hoạt động quá sức. Điều đó làm cho não bộ trẻ vẫn còn đang trong trạng thái hưng phấn làm cho trẻ  quấy khóc khi đang ngủ. Thậm chí tạo ra những giấc mơ tạm gọi là ác mộng, làm bé sợ hãi, giật mình.

Biện pháp giúp trẻ không khóc đêm

Chờ đợi

Phản ứng tự nhiên của ba mẹ khi con khóc vào giữa đêm chính là đánh thức bé dậy để vỗ về. Nhưng thực ra, bạn vẫn nên quan sát và chờ đợi. Trẻ sơ sinh có thể quấy khóc một chút trong quá trình chuyển từ ngủ nông sang ngủ sâu trước khi ổn định lại. Do vậy, đừng quá nôn nóng nếu bé bắt đầu khóc bạn nhé.

Bế con lên

Khi trẻ bắt đầu khóc đêm,  hãy bế con lên và di chuyển qua lại để dỗ dành bé. Hoặc  đặt bé lên võng hoặc nôi  đung đưa, những chuyển động nhịp nhàng, đều đặn sẽ làm dịu sự khó chịu  và đưa bé vào giấc ngủ.

Bọc con lại

Dẫu cho tử cung không phải là một nơi có nhiều không gian nhưng em bé đã quen với việc có thứ gì đó quấn quanh mình mọi lúc. Đây là lý do tại sao trẻ sơ sinh cảm thấy thoải mái hơn khi được bao bọc bằng các tấm chăn. Hãy thử quấn bé bằng 1 lớp chăn mỏng để giúp con duy trì giấc ngủ mà không bị gián đoạn nhé.

Chú ý nhiệt độ

Trẻ sơ sinh có thể cảm thấy lạnh hoặc nóng trong đêm nếu nhiệt độ thay đổi. Vì vậy hãy đảm bảo bé được che chắn đúng cách. Không bọc quá nhiều lớp trừ khi bạn sống ở vùng khí hậu rất lạnh.

Tạo ra âm thanh

Để trị trẻ sơ sinh khóc đêm, hãy tìm đến những âm thanh mang đến tác dụng làm dịu. Ví dụ như tiếng nước chảy, tiếng ồn trắng, tiếng sóng vỗ,câu hát ru…

Dùng núm vú giả

Núm vú giả là cách trị trẻ sơ sinh khóc đêm giúp thỏa mãn những em bé có sở thích ngậm ti mẹ. Tuy nhiên, con sẽ mất hứng thú và sự phụ thuộc vào núm vú khi được bảy tháng tuổi.

Khi nào nên đưa con đến bác sĩ?

Nếu đã thử mọi cách trị trẻ sơ sinh khóc đêm nhưng vẫn thấy bé khóc trong khi ngủ kèm theo trạng thái không tỉnh táo, bú kém, thói quen ngủ thay đổi… có lẽ bạn cần đưa con đến gặp bác sĩ để kiểm tra các tình trạng bất thường. Đôi lúc nguyên nhân đến từ việc bé bị bệnh hoặc thậm chí mọc răng. Ngoài ra, việc tạo ra thói quen cố định và chú ý quan sát đến sức khỏe của con sẽ giúp bé có được giấc ngủ yên bình, không bị gián đoạn.

Ba mẹ cùng theo dõi những bài viết về sức khỏe trên website của Boom Potty để nuôi con theo đúng chuẩn khoa học nhé.

Liên hệ mua bô Boom Potty :

Website:https://boompotty.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/boruaditboompotty/

Hotline:  0912.052.866