Những điều cần biết để tiêm chủng an toàn cho bé

Ngày đăng: 2020-01-09
823 lượt xem

Vắc xin và tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do bệnh truyền nhiễm lên tới 95%. Ba mẹ cần nắm vững những kiến thức về tiêm chủng để đưa con đi tiêm một cách an toàn nhất.

Thời điểm đưa trẻ đi tiêm chủng

Thời điểm đưa trẻ đi tiêm chủng tùy thuộc vào từng độ tuổi, giai đoạn và từng loại vắc xin phù hợp với độ tuổi của bé. Lịch tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi theo khuyến cáo của WHO cụ thể như sau:

  • Giai đoạn sơ sinh:

Vắc xin viêm gan B mũi 0 trong 24 giờ đầu sau sinh và vắc xin BCG phòng bệnh lao.

  • Giai đoạn 2 tháng:

Vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib mũi 1 (vắc xin 5 in 1), uống vắc xin bại liệt lần 1.

  • Giai đoạn 3 tháng:

Vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib mũi 2, uống vắc xin bại liệt lần 2.

  • Giai đoạn 4 tháng:

Vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib mũi 3, uống vắc xin bại liệt lần 3.

  • Giai đoạn 9 tháng:

Trẻ nên được tiêm vắc xin sởi mũi 1.

  • Từ 12 tháng trở đi:

Vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 1. Vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 2 sẽ được tiêm sau mũi một 2 tuần. Mũi cuối cùng sẽ cách mũi thứ 2 thời gian 1 năm.

  • Giai đoạn 18 tháng:

Vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván mũi 4. Tiêm vắc xin sởi – rubella.

Những lưu ý quan trọng khi đưa trẻ đi tiêm chủng

 

Trước khi tiêm

Tránh cho trẻ ăn  quá no, nhưng cũng không  vì vậy mà để trẻ đói bởi  sẽ khiến hạ đường huyết sau khi tiêm.

Vệ sinh thân thể trẻ sạch sẽ để hạn chế tình trạng nhiễm trùng. Mẹ hãy cho trẻ mặc trang phục đơn giản giúp bác sĩ dễ thao tác hơn . Mẹ cần mang theo đầy đủ hồ sơ, giấy tờ, đặc biệt là sổ tiêm chủng trước đó.

Trước khi tiêm, đừng quên trao đổi với bác sĩ tình trạng sức khỏe của trẻ, có mắc bệnh cấp tính, tiền sử bệnh tật, dị ứng thuốc, hóa chất, thức ăn hay không.

Nếu ở những mũi tiêm trước trẻ có dấu hiệu dị ứng, sốt…, mẹ nên báo với bác sĩ để có phương án xử lý kịp thời.

Sau khi tiêm

Sau khi trẻ tiêm chủng xong, mẹ không nên đưa trẻ về ngay mà  ở lại theo dõi 15-30 phút đề phòng sốc phản vệ.

Nếu không có bất kỳ phản ứng nào, mẹ đưa con về nhà nhưng vẫn cần theo dõi thêm. Theo dõi xem trẻ có sốt không, biểu hiện ngoài da, cử chỉ, quấy khóc, đi ngoài thế nào. Đặc biệt với những trẻ tiêm lần đầu ở 2 tháng tuổi, tiêm mũi đầu tiên và tiêm vắc xin 5 trong 1.

Ở những trẻ cơ địa nhạy cảm, vết tiêm có thể bị sưng đỏ, nổi cục cứng. Mẹ không cần quá lo lắng, hiện tượng này sẽ tự biến mát sau 6 – 8 tiếng. Mẹ cần chườm mát lên vết tiêm để giảm đau, cho trẻ uống nhiều nước, bú nhiều hơn, mặc đồ thoáng. Sau 24 giờ tiếp theo, mẹ có thể chườm nóng để các vết sưng tấy mau biến mất .

Trường hợp trẻ sốt nhẹ ( 37-38 độ C) có thể dùng các biện pháp làm mát, hạ nhiệt, thuốc hạ sốt đặt hậu môn. Nếu sốt trên 38 độ thì dùng thuốc hạ sốt, tác dụng nhanh hơn.

Trường hợp không nên tiêm chủng cho trẻ

Mỗi loại vắc xin chống chỉ định với từng nhóm trẻ khác nhau.

Ví dụ: Với vắc xin phòng lao, những trẻ sinh non, cân nặng < 2,5 kg phải tạm thời lùi thời điểm tiêm.

Vắc xin được tiêm trong tháng đầu tiên đến 2 tháng tuổi. Trước khi tiêm, mẹ cần tìm hiểu xem trẻ có thuộc đối tượng này hay không và trao đổi với bác sĩ về tình hình của trẻ.

Một số trường hợp khác trẻ cũng không nên tiêm phòng : đang mắc bệnh cấp tính, sốt cao, mệt mỏi, ho, sổ mũi, tiêu chảy; mắc bệnh liên quan đến dị ứng, miễn dịch,…

Một số phản ứng sau khi tiêm ngừa

Sốt nhẹ:

Sốt là phản ứng phổ biến nhất sau tiêm phòng. Đây là cách cơ thể trẻ phản ứng với thuốc thường tự khỏi sau 1-2 ngày. Cũng có vài trường hợp trẻ sốt cao trên 39 độ C. Khi đó, hãy đưa trẻ đến gặp bác sỹ ngay để được điều trị kịp thời.

Vết tiêm bị sưng đỏ, đau: 

Có thể tồn tại đến vài ngày nhưng đây  là phản ứng bình thường sẽ tự khỏi, không đáng ngại. Có thể dùng phương pháp chườm lạnh ở chỗ tiêm để giảm đau cho trẻ.

Dị ứng:

Trẻ  nổi các vết ban mề đay hoặc ngứa toàn thân… Các biểu hiện dị ứng này sẽ tự khỏi sau vài ngày, nhưng nếu trẻ thấy khó chịu nhiều thì phải dùng một số thuốc chống dị ứng.

Một số phản ứng khác:

Một số trường hợp, trẻ sẽ gặp phải các phản ứng hiếm gặp như tai biến thần kinh, viêm hạch, viêm não…Đây là những phản ứng nặng, có thể đe dọa tính mạng trẻ nếu  không kịp thời đưa con đến bệnh viện.

Ba mẹ cùng theo dõi những bài viết về sức khỏe trên website của Boom Potty để nuôi con theo đúng chuẩn khoa học nhé.

Liên hệ mua bô Boom Potty :

Website:https://boompotty.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/boruaditboompotty/

Hotline:  0912.052.866