Trẻ bị táo bón do tư thế ngồi đi vệ sinh

Ngày đăng: 2018-01-04
5003 lượt xem

Đại tiện là nhu cầu tự nhiên của con người. Vì thế, việc nghiên cứu phát triển những sản phẩm hỗ trợ việc đi vệ sinh được diễn ra liên tục, sao cho chúng ta thấy thoải mái nhất. Đến thời điểm hiện tại, khoảng 75% dân số thế giới đang sử dụng bệ xí bệt khi đi vệ sinh. Bố mẹ cũng có xu hướng tập cho con đi vệ sinh theo phương pháp này.

Hầu hết chúng ta ngồi đi vệ sinh sai tư thế

Chúng ta có thể dễ dàng thấy được sự tiện lợi của bệ xí bệt hiện đại. Không ngạc nhiên khi có tới 75% dân số thế giới sử dụng phương pháp này. Tuy nhiên, các khoa học gia khoa xương chậu tại ĐH Stanford (Mỹ) cho biết, khi giải quyết nỗi buồn bằng cách ngồi bệt, ta sẽ phải dùng lực nhiều hơn để rặn, tạo ra áp lực lớn lên ruột.

Vách của đại tràng đôi khi không đồng đều về cấu tạo, có những chỗ vách bị yếu hơn so với phần xung quanh. Khi áp lực ruột gia tăng, niêm mạc của những chỗ yếu đó sẽ bị đẩy ra ngoài qua vách ruột yếu và tạo thành cái túi nhỏ, có kích thước từ 2 – 6cm.

Không chỉ ảnh hưởng đến đại tràng, việc ngồi “xí bệt” đôi khi có thể gây nguy hại tới cơ vòng hậu môn cũng do nguyên nhân cửa ruột không thể mở hoàn toàn.

Tre-bi-tao-bon-do-tu-the-ngoi-di-ve-sinh
                  Sự khác biệt giữa 2 tư thế

Theo đó, nếu duy trì tư thế này cho bé trong một thời gian dài có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh táo bón ở trẻ. Các chuyên gia cũng cảnh báo việc ngồi bệt khi đi cầu có thể gây ra nhiều bệnh như viêm ruột, thoát vị, trĩ hay táo bón, thậm chí là cả ung thư ruột kết.

Ngồi đúng tư thế khi đi vệ sinh có lợi cho sức khỏe của bé

Ruột của chúng ta được thiết kế theo cơ chế đóng mà ở tư thế ngồi bệt nó không thể mở ra hoàn toàn. Ruột được bao quanh bởi một loại cơ giống như sợi dây thừng thòng lọng mà khi chúng ta ở tư thế ngồi thẳng nó sẽ kéo ruột lên, tạo nên một chỗ gập ở trực tràng.

Khi trực tràng ở trạng thái gập, phân của chúng ta đi vào một góc cua. Giống như một chiếc ô tô đang đi trên đường cao tốc, rẽ vào một góc cua có nghĩa là phân của chúng ta phải hãm tốc lại. Vì vậy, khi chúng ta vệ sinh ở tư thế ngồi hoặc đứng, phân sẽ được giữ lại mà không tốn nhiều sức lực của các cơ thắt.

Ngược lại, khi các cơ thòng lọng này được thả lỏng, chỗ gập ở trực tràng duỗi thẳng ra, con đường phía trước trở nên thẳng và phân được tự do lưu thông.

Tóm lại, tư thế ngồi xổm thực sự giúp cho đường ruột thẳng hơn, đẹp hơn và dẫn đến quá trình đi ngoài của bé diễn ra dễ dàng, trơn tru hơn. Bởi vậy, các mẹ nên tạo dựng cho bé thói quen đi vệ sinh với tư thế ngồi xổm ngay từ khi còn nhỏ.

Cách giữ đúng tư thế ngồi đi vệ sinh khi sử dụng bệ xí bệt

Với sự phát triển của xã hội hiện đại, bồn cầu vệ sinh dạng bệt ngày càng “chiếm ưu thế” hơn bệ xí ngồi xổm. Chính vì vậy, nếu mẹ không muốn “bị lỗi mốt” mà vẫn đảm bảo sức khỏe đường ruột cho con, hãy kê chân cho bé bằng 1 chiếc ghế vừa tầm khi đi vệ sinh thay vì cách ngồi thông thường.

Với cách này, các mẹ có thể giúp bé nâng cao đầu gối của mình nhằm tạo thành tư thế đi vệ sinh “đúng chuẩn”. Bởi lẽ, khi đó xương sống và xương đùi sẽ tạo nên một góc 35 độ, tư thế tương tự như khi ngồi xổm, đại tràng ở vị trí bình thường và quá trình đi “ị” của bé sẽ trở nên nhanh chóng, dễ dàng hơn, đồng thời làm giảm nguy cơ đối mặt với những “ngày táo” của con.

Ngoài ra, các mẹ có thể tham khảo sản phẩm bô thông minh 2018 – Boompotty, sản phẩm mới với thiết kế hỗ trợ bé ngồi vệ sinh đúng tư thế, ngoài ra còn có nhiều tác dụng khác.

Tìm hiểu thêm tại:

boompotty.com