Nguyên nhân trẻ bị hăm

Ngày đăng: 2018-01-04
3229 lượt xem

Trẻ bị hăm da vì sao?

Làn da bé rất mỏng manh và non nớt. Nếu không được chăm sóc cẩn thận, bé rất dễ bị hăm thường xuyên.

5 nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng hăm da ở trẻ sơ sinh

– Chủ yếu là do bé đi tiêu, đi ị liên tục, thay tã không kịp thời hoặc bé bị ủ quấn trong tã quá lâu mà gây nên.

– Khi mẹ tắm bé xong, mẹ lau không khô đã vội quấn tã ngay.

– Trẻ có thể bị hăm do phản ứng với các hóa chất trong bột giặt đã dùng để giặt quần áo cho bé.

– Hay bé bị tiêu chảy cấp, hăm thường xuất hiện vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 sau khi bị tiêu chảy

– Do thời tiết qua nóng bức.

Do phân

“Mặc dù bé ngồi trong tã ướt quá lâu có thể gây hăm nhưng đây không phải lý do chính” – Stephen Kownachi (chủ tịch hiệp hội chăm sóc da liễu) nói. Hăm tã xảy ra chủ yếu do em bé “bĩnh” ra “sản phẩm” có chứa các enzyme tiêu hóa. Các enzyme này bắt đầu phá vỡ cấu trúc da nếu bé ngồi lâu trong tã chứa phân.

Tuy nhiên, hăm da cũng có thể trầm trọng hơn do amoniac (có trong nước tiểu lẫn với phân) gây kích thích làn da. Do da của bé chỉ có độ dày bằng ½ da người lớn nên rất nhạy cảm và dễ bị đau.

Rửa mông,da cho bé sạch sẽ ngay sau khi bé “bĩnh” ra tã rất quan trọng trong việc phòng hăm cho trẻ sơ sinh. Boompotty ra mắt sản phẩm mới giúp mẹ dễ dàng hơn khi vệ sinh cho bé. Mẹ quan tâm hãy tìm hiểu tại đây. 

Thay tã liên tục không chống được hăm

Dù thay tã thường xuyên giúp phòng hăm da nhưng không tránh được hăm hoàn toàn. Điều quan trọng là phải giữ cho da bé luôn khô thoáng.

                                                                                            Nguyên nhân trẻ bị hăm da

Mẹ cũng nên tìm hiểu thêm các mẹo đơn giản để phòng và trị hăm do boompotty chia sẻ.

Khăn ướt khiến hăm nặng hơn

Khăn ướt tiện dụng nhưng bạn không nên lạm dụng để vệ sinh khi bé bị hăm. Các chất phụ gia cũng như chất khử trùng có trong khăn ướt sẽ làm hăm nặng hơn.

Bé bú bình bị hăm nhiều hơn bé bú mẹ

Em bé bú mẹ sẽ “cho ra” ít hơn em bé bú bình. Điều này làm giảm nguy cơ hăm ở những bé bú mẹ. Chất thải của bé bú mẹ cũng chứa ít enzyme gây kích thích da hơn.

Các loại kem chống hăm là khác nhau

Có 2 loại kem dành cho chứng hăm tã: một là kem phòng hăm (dùng khi chưa có hăm); hai là kem trị hăm (dùng khi đã bị hăm).

Bôi quá nhiều kem hăm làm hăm tồi tệ hơn

Mặc dù dùng kem chống hăm sẽ giúp ngăn cản hăm ở bé nhưng không được bôi kem thành lớp dày đặc. Nó sẽ làm giảm hấp thu của kem với làn da. Thay vào đó, nên thoa một lớp mỏng.

Trẻ bị hăm không chỉ ở mông, bẹn

Hăm có thể thấy ở bất kỳ phần nào trên cơ thể (nơi phân và nước tiểu rò rỉ). Không nên đóng tã cho bé quá chặt vì nó khiến “chất thải” bị ép vào da bé. Nhưng cũng không quấn tã lỏng lẻo vì điều này khiến “sản phẩm” của bé dễ bị rò ra ngoài, gây hăm ở vùng da khác, chẳng hạn như chân, các nếp gấp ở khuỷu chân…

Vị trí trẻ thường hay bị hăm:

  • Bẹn
  • Bộ phận sinh dục
  • Vùng hậu môn
  • Vùng đùi
  • Trong các trường hợp hăm khác có thể ở nách, trên đầu, ở cổ của bé.
Nguyên nhân bé bị hăm da


Có thể phải điều trị theo toa thuốc của bác sĩ để trị hăm tã ở trẻ sơ sinh

Thật dễ để tự mua các loại kem chống và trị hăm nhưng nếu bé bị hăm nặng hoặc kèm các triệu chứng khác, bạn nên đưa con đi khám.

 

Các bậc cha mẹ nên lưu ý một số điểm sau đây:

  • Có nhiều bệnh xuất hiện ở vùng quấn tã của bé. Do đó, điều quan trọng là cần biết bé đang bị hăm hay chứng bệnh nào khác.
  • Không nên để bé mang tã ướt hay tã bẩn quá lâu. Các chuyên gia nhi khoa khuyên rằng khoảng 4 tiếng thì nên thay tã một lần, và thay ngay sau khi trẻ đi ngoài.
  • Cần lau sạch khi bé đi vệ sinh bằng khăn giấy chuyên dụng để tránh sự tích tụ vi khuẩn và cho bé để da trần 15 phút, đảm bảo da trẻ đã sạch sẽ và khô ráo hoàn toàn trước khi tiếp tục thay tã mới.
  • Không được chà xát mông trẻ, cha mẹ nên dùng khăn mềm và lau nhẹ nhàng.
  • Sử dụng loại tã thông thoáng và mềm mại cho bé để tránh bị hăm da Ngoài ra, bạn có thể bôi kem chống hăm trước khi mặc tã.
  • Từ bỏ thói quen quấn trẻ quá chặt ngay cả khi là mùa đông vì thói quen quấn kín mít cho trẻ khiến các bé đổ mồ hôi dễ làm cho bé bị hăm tã ngay cả ở trong mùa lạnh.
  • Nên ngâm tã thật kỹ bằng nước nóng, giặt kỹ và xả nước thật kỹ khi bạn giặt tã cho trẻ, và bạn cũng có thể nghĩ nên thay loại bột giặt cho bé.
  • Nếu bé có dấu hiệu bị hăm da nặng, mẹ nên đưa bé tới bệnh viện chuyên khoa, gặp bác sĩ chuyên khoa để được xử lý tốt nhất.

Ba mẹ tham khảo sản phẩm mới của Boompotty giúp mẹ dễ dàng hơn khi vệ sinh cho bé boompotty1